Last updated on Tháng Chín 26, 2023
Chắc hẳn bạn đang tìm kiếm cách mua xe cũ ở Canada phải không? Chắc hẳn bạn đang thắc mắc khi mua xe cũ thì cần check những gì phải không? Ở bài viết này mình sẽ chia sẽ lại check list của mình khi mua xe cũ đặc biệt là ở thị trường Canada. Bây giờ mình vô chi tiết nhé.
Table of Contents
1. Một số từ tiếng Anh liên quan khi mua xe bạn cần biết.
- Year: năm của đời xe.
- Make: hãng xe
- Model: kiểu xe, dòng xe
- Body: thân xe, dáng xe
- Mileage: số ODO, số KM đã chạy
- Exterior & Interior: Ngoại thất xe và nội thất xe.
- Transmission: Auto | Manual – Hộp số: Auto là số tự động, Manual là số sàn.
Subaru Forester 2014 – SUV 195,000km, Black exterior, White interior, Auto transmission.
Khi bạn thấy người ta đăng thông tin như trên thì có nghĩa là:
- Make: xe hãng Subaru
- Model: dòng xe Forester
- Year: đời xe 2014
- Body: SUV (dạng xe 5 chỗ gầm cao)
- Mileage: xe đã chạy được 195,000km.
- Black exterior: Xe màu đen
- White interior: Nội thất màu trắng
- Auto transmission: Xe số tự động.
- VIN: viết tắt của Vehicle Identify Number, số này mỗi chiếc xe có 1 số duy nhất.
2. Chi tiết check list khi mua xe cũ.
Trước khi bạn hẹn xem xe.
Check year và số mileage.
Để biết tuổi xe thì tất nhiên mình check đời xe, nhưng mà thực tế đa số mọi người sẽ mua xe sau đó 1 năm. Ví dụ xe đời 2020 thì tới 2021 người ta mới mua. Nhà giàu thì họ mua ngay 2020 luôn nhưng trường hợp đó hiếm lắm. Xong tiếp theo mình xem số Km đã chạy, rồi làm bài toán cộng trừ nhân chia như sau:
Năm hiện tại TRỪ năm đời xe (2021 – 2014 = 6 năm). Chia ra số Km chạy trong 1 năm: 195,000 / 6 năm = 32,500Km/năm.
Nếu con số chia ra 1 năm chạy tầm 20-23k thì là bình thường. Ở ví dụ trên, xe mới mua có 6 năm mà chạy 32,500km/năm thì quá nhiều. Nếu chủ xe biết bảo dưỡng xe thì con số này cũng ok thôi, ngược lại nếu chủ không biết chăm xe thì máy móc ra rời hết rồi. Sợ tới lượt mình mua về hư tới hư lui.
Check lịch sử xe.
Ở Mỹ lẫn Canada người ta sản xuất xe luôn có số VIN, là con số định danh cho xe. Mình tạm hiểu là ID của xe đi. Khi xem xe , bạn xem số VIN ở dưới Windshield phía bên ghế tài xế:
Bạn chép lại VIN xong vô trang web này để check lịch sử www.carfax.ca. Mỗi lần check bạn sẽ tốn $40-60 cho 1 report, cho nên cân nhắc kỹ rồi hãy check VIN nha. Bạn sẽ xem được lịch sử mua bán xe, chăm sóc, sửa xe ở hãng, đăng ký lúc nào, đã qua bao đời chủ, xe có bị tai nạn không…v..v
Mẫu 1 report đã trả tiền: 2008 ACURA MDX SPORT
Đọc thêm: https://www.carfax.ca/whats-in-a-report
Check khi hẹn gặp mặt xem xe.
– Xem bề ngoài xe.
Cái này dễ nè, ai cũng check được. Mình đi 1 vòng xe, check màu sơn, có trầy xước gì nặng không, có bị móp (dent) không, có bị móp cho mưa đá (hail damge) không. Rồi xem đèn có sáng không, ở Canada đèn xe daylight luôn phải sáng khi xe đã khởi động, và đây là luật luôn nha (Xem tại: https://www.ahainsurance.ca/car-insurance/daytime-running-lights)
– Xem dưới gầm xe.
Xem thử xem gầm xe có sét quá không. Ở Canada, vào mùa đông người ta hay rải muối ra đường để làm tan tuyết, do đó muối sẽ làm các chi tiết ở trong xe và gầm xe bị sét. Xe nào cũng phải rỉ set cả, nhưng mà quan trọng là nặng hay nhẹ thôi.
Ngoài ra, check gầm xe còn giúp mình phát hiện ra xem xe có bị leak (chảy dầu, nhớt) gì không. Cái này quan trọng nha, nếu xe bị leak thì đây là lỗi nặng, có thể ảnh hưởng lớn đến vận hành cũng như tuổi xe.
– Xem bánh xe.
Xem bánh là loại gì Winter hay All season hay cụ thể thế nào, có đúng với chủ xe mô tả không. Bánh là bánh mới hay bánh theo xe. Cái này không ảnh hưởng lắm đến xe nhưng nếu bánh còn tốt thì mình đỡ tốn mớ tiền mua set bánh mới. Cũng cả ngàn hơn đó nha.
Các bạn có thể tham khảo bài viết Thay bánh xe sao cho đúng ở Canada để biết hơn về các loại bánh xe bán ở thị trường Canada nhé.
Để check bánh còn tốt không thì mình có thể mua cái took ở Canadian Tires hoặc lấy đồng Toonie (đồng $2) đặt vô rãnh bánh xe. Nếu rãnh bánh xe qua phần màu vàng của đồng $2 thì bánh tốt. Nếu chỉ tới xấp xỉ vành bạc bên ngoài thì bánh đó chuẩn bị thay là vừa.
– Xem máy móc – under-the-hood checks.
Xem có dấu hiệu của rỉ sét hoặc các chi tiết bị ăn mòn không? Những chi tiết này sẽ vạch mặt chủ xe rằng chủ xe có biết chăm sóc xe hay không, tình trạng hiện tại của xe và có thể đoán được tuổi thọ xe thực tế.
Kiểm tra các chi tiết bị ăn mòn như dây Timing Belts, cái dây này khá quan trọng với sự vận hành của máy móc. Nếu nó mòn quá mình phải thay, thay thì cũng tốn tiền lắm.
Check transmission fluid (nhớt hộp số), cái này bạn cần có tool mới mở nắp nhớt ra được và nhớt này khá nóng có thể gây phỏng nặng nên dù bạn là nam hay nữ nếu không biết cách thì đem ra thợ người ta check cho nha.
Kiểm tra nhớt máy, cái này thì thông dụng hơn, dễ check hơn nè. Nó có cái nắm màu vàng, hoặc cam, mình chỉ cần theo các bước trong bài viết này là có thể check được. Nếu nhớt này đen quá, hoặc loãng quá rồi thì mình đi thay, tầm $60-70 thôi.
https://www.consumerreports.org/car-repair-maintenance/how-to-check-car-engine-oil-a7618306432/.
Kiểm tra nhớt thắng (brakes fluid). Cái này nhờ thợ thôi, mình không check được đâu. Tuy nhiên phải check nha, thắng là hệ thống quan trọng nhất cho xe đó.
Check antifreeze, cái này thì cũng nhờ thợ, nước này là nước làm mát máy thôi nhưng mình phải có tool mới check được.
Kiểm tra ắc quy (battery), xem có mới không, có hư, chảy nước, rỉ sét ở các đầu cắm dây không? Một cái ắc quy mới bán cũng $200-300 đó nha.
Đặt lịch hẹn để check xe chi tiết.
Nếu bạn mù tịt về xe cộ thì thôi tốt nhất chịu tốn tiền chút, kiếm các Auto Garage gần nhà rồi đặt hẹn người ta đến check xe nha. Nhớ xin phép chủ xe trước rồi chủ hoặc bạn chạy xe ra garage đúng giờ hẹn để người ta check. Tùy package của mỗi garage sẽ có giá khác nhau. Mình từng làm package cơ bản với mức giá $80 ở Calgary, Alberta.
Khi người ta inspect xong thì sẽ có một report cho bạn. Người ta, sẽ cho bạn biết tình trạng xe, độ hư hỏng nếu có, quan trọng bạn phải hỏi họ hư hỏng có ảnh hưởng đến độ an toàn khi chạy không? Nếu có, deal với chủ xe để sửa hoặc họ giảm giá và bạn sửa. Nếu xe bị hư nặng thì pass qua, đi tìm xe khác. Đừng ham rẻ và liều mạng với mấy cái hư hỏng gây nguy hiểm nhé.
Lời kết
Trên đây là những gì mình biết cũng như kinh nghiệm của mình trong việc tìm hiểu để mua xe từ 1 private seller với giá tiền phải chăng và một sự rủi ro trong tầm kiểm soát được. Hy vọng bài viết này của mình sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình tìm hiểu mua xe. Chúc các bạn sớm tìm được chiếc xe ưng ý.
[…] Mua xe cũ ở Canada – Đây là check list bạn cần kiểm tra. […]
[…] Mua xe cũ ở Canada – Đây là check list bạn cần kiểm tra. […]