Skip to content

🧧 Văn hoá Việt Nam

Văn hóa Việt Nam (chữ Nho: 越南文化) được hiểu và trình bày dưới các quan niệm khác nhau:

  • Quan niệm thứ nhất: đó là đồng nhất văn hóa VN với văn hóa của người Việt, trình bày lịch sử văn hóa VN chỉ như là lịch sử văn minh của người Việt.
  • Quan niệm thứ hai: Văn hóa VN là toàn bộ văn hóa các dân tộc Việt Nam cư trú trên mảnh đất Việt Nam, chỉ có văn hóa từng tộc người, không có văn hóa dân tộc/quốc gia.
  • Quan niệm thứ ba: Văn hóa VN là cộng đồng văn hóa dân tộc/quốc gia, đây là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người. Khái niệm dân tộc/quốc gia chỉ một quốc gia có chủ quyền, trong đó phần lớn công dân gắn bó với nhau bởi những yếu tố tạo nên một dân tộc. Quan niệm thứ ba này hiện nay đang là quan niệm chiếm số đông bởi các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong lĩnh vực văn hóa VN , vì vậy nội dung về văn hóa VN sẽ được trình bày theo quan niệm thứ ba, văn hóa VN theo hướng văn hóa dân tộc

Văn hóa VN dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa sắc thái văn hóa tộc người được thể hiện ở ba đặc trưng chính:

  • Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn họcnghệ thuật.
  • Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa Kinh Kỳ, văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây Bắc và Đông Bắc. Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung Bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoangười Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên.
  • Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.

Một số yếu tố thường được coi là đặc trưng của văn hóa Việt Nam khi nhìn nhận từ bên ngoài bao gồm tôn kính tổ tiên, tôn trọng các giá trị cộng đồng và gia đình, thủ công mỹ nghệ, lao động cần cù và hiếu học. Phương Tây cũng cho rằng những biểu tượng quan trọng trong văn hóa Việt Nam bao gồm rồngrùahoa sen và tre.